Lĩnh vực hoạt động
Biểu phí tư vấn
Tư vấn pháp luật
Thống kê
Trực tuyến: 1
Lượt truy cập: 015620
.:.  Vụ việc tư vấn
Quyền khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm
Bố tôi có mảnh đất 296 m2, thuộc thửa 285, tờ bản đồ số 53 xã X, huyện M, tỉnh K đã được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tháng 2/2003. Tháng 6/2006 bố tôi giao cho tôi quản lý sử dụng. Gia đình ông H hàng xóm liền kề đã lấn chiếm 56 m2 để trồng cây. Tôi và gia đình ông H tranh chấp không thể hòa giải được vậy tôi có quyền kiện đòi quyền sử dụng đất đứng tên bố tôi không?Trả lời:

 

 
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, kiện đòi Quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai ghi nhận. Theo đó, người sử dunggj đất hợp pháp, người chiếm hữu đất hợp pháp được quyền yêu cầu tòa án buộc người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản của mình. Như vậy, người khởi kiện (nguyên đơn) trong vụ án tranh chấp đòi Quyền sử dụng đất phải là chủ sử dụng đất hợp pháp hoặc chiếm hữu hợp pháp. Ngay từ khi khởi kiện nguyên đơn phải chứng minh được Quyền sử dụng đất, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình đối với đất đang bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp.

Người đang thực tế chiếm hữu Quyền sử dụng đất bất hợp pháp có thể là người có hành vi sử dụng, lấn chiếm đất trái pháp luật, hoặc có thể thông qua một giao dịch với người không phải là chủ sử dụng đất hoặc không phải là người có quyền ủy quyền hợp pháp.
Người đang thực tế chiếm hữu Quyền sử dụng đất có thể thuộc trường hợp chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Ngay từ khi chiếm hữu họ đã biêt hoặc pháp luật buộc họ phải biết không được chiếm hữu Quyền sử dụng đất đó nhưng họ vẫn chiếm hữu, vẫn quản lý, vẫn sử dụng tài sản. Trường hợp người đang thực tế chiếm hữu Quyền sử dụng đất không thể biết minh đang chiếm hữu bất hợp pháp thì họ được coi là chiếm hữu ngay tình.
Pháp luật dân sự cũng như Pháp luật Đất đai luôn có sự phân biệt giữa người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình với người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình.

Căn cứ theo Điều 189 BLDS 2005 về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình như sau: “ Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”
Căn cứ theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau: 
“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Đối chiếu với trường hợp của bố bạn, trong trường hợp này bạn có quyền khởi kiện ông Hoàng để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đòi lại đất theo đúng quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên.

Trên đây là quan điểm của chúng tôi đối với câu hỏi và các thông tin mà bạn đưa ra. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ:
Chuyên viên tư vấn: Luật sư Mai Tiến Dũng
Điện thoại: 04. 8585.4827 hoặc 0942.730.624
Địa chỉ: Tầng 3, 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: http://vnlawfirm.net

 

 

Hỗ trợ trực tuyến
0775.911.685
Quảng cáo
Tư vấn luật đất đai Sàn giao dịch Bất động sản QC 4